Dò trước tai (dò Hélix)

images

Dò Hélix được chẩn đoán dễ dàng bởi sự phát hiện lỗ dò do bản thân bệnh nhân, do người nhà bệnh nhân hoặc do bác sĩ khám phát hiện ra.

Một số trường hợp chỉ được phát hiện khi lỗ dò bị bội nhiễm với chảy mủ một lỗ dò trước tai hoặc một áp xe thực sự trước vành tai có lỗ dò ở bên ngoài.

Thể  chưa biến chứng, lỗ  dò Hélix nằm gần như  ở  phía trước rễ  luân nhĩ 0,5 cm, trên bình tai. Khi đè ép vào có thể  có chất bả  trắng cặn biểu bì chảy ra, có mùi hôi. Một số trường hợp có thể thấy nang nhỏ thể hiện một sự ứ chất bã và vảy biểu bì.

Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh nhân có thể đến khám với các thể tổn thương lâm sàng như sau:

– Lỗ dò nông:

Thường phát hiện qua thăm khám hàng loạt, không có triệu chứng gì do không bị viêm nhiễm, chỉ thấy phía trước gờ luân nhĩ của vành tai có một lỗ dò nông đường kính khoảng 1mm, sâu từ 1mm đến vài mm, ấn không đau, không có dịch, có thể có một ít chất bã trắng như mụn trứng cá có mùi hôi chảy ra.

– Lỗ dò xì ra nước vàng:

Ở  phía trước gờ  trên bình tai phình to hơn so với bên lành, trên đó có một lỗ  sâu nhỏ, ấn không đau, xì ra nước vàng, hơi đục…nếu không được nặn ra làm vệ sinh sạch sẽ thì sớm muộn sẽ viêm tấy, áp xe…

– Viêm quanh lỗ dò:

Phía trước tai có lỗ dò sưng, đau nhức, bệnh nhân có sốt kèm theo. Khám

thấy có sưng, nóng, đỏ,…ấn tổ  chức phần mềm trước tai đau. Trên bề  mặt có

một lỗ  dò, ấn bình tai rất đau, có nước vàng đục xì ra. Tuy sưng đau như vậy

nhưng bệnh nhân hoàn toàn nghe tốt, không ảnh hưởng gì đến sức nghe.

– Áp xe quanh lỗ dò:

Sưng phồng đau trước tai, sốt trước đó, phía trước tai có một lỗ dò, thỉnh  thoảng xì ra nước vàng, bệnh nhân cũng có thể khai báo đã có nhiều lần viêm

nhiễm hay áp xe trước đó. Khám thấy lỗ  dò trước tai sưng, nóng, đỏ, đau lan

rộng, ấn mềm lùng nhùng…Chích rạch có mủ chảy ra.

– Mảng sẹo xấu:

Là di chứng của áp xe dò Hélix đã vỡ  mủ  trước đó, không chỉ một lần mà thường  nhiều lần. Tuy  đã  khỏi  bệnh  nhưng để lại một  mảng  sẹo  bóng loáng  từ  gờ  Hélix lan rộng ra trước tai, có khi lan rộng ra vùng má, cổ…thường vùng tóc này không mọc được.

Điều trị

Dò Hélix có hai tình huống. Khi đường dò không nhiễm trùng, có quan điểm là  không cần điều trị. Tuy  nhiên, dò Hélix giống như bạch  tuộc  có  nhiều  nhánh,  khi  đường dò bị tắc dễ dẫn  đến viêm  tấy, áp xe…Và khi đã có biến chứng thì phẫu thuật thường khó khăn vì không lấy hết đường dò và dễ bị tái phát. Trên lâm sàng chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp phải phẫu thuật nhiều lần. Khi đường dò bị  nhiễm trùng thì điều trị nội khoa, phẫu thuật lấy đường dò khi tình trạng viêm ổn định

Nhân một trường hợp đã phẫu thuật lấy bỏ rò luân nhĩ tại khoa phòng- đường rạch nhỏ, lấy sạch toàn bộ đường rò, giữ thẩm mỹ

3e52a618423f9261cb2e