Dị vật tai



Thường xảy ra ở trẻ em
Có thể không có triệu chứng hoặc đau tai, ù tai, chảy dịch tai, nghe kém
Vị trí thường mắc dị vật: eo/ rãnh trước nhĩ
Biến chứng: thủng nhĩ, nhiễm trùng, ăn mòn niêm mạc
Phân loại:
Hữu cơ: bông, cục tẩy, giấy, gỗ, hạt cây, côn trùng
Vô cơ: hột xoàn, kim loại, đá, đồ chơi nhựa, pin
Khám: đèn clar/ otoscopy/ nội soi…
Xử trí: Phụ thuộc: loại dị vật và vị trí
- Dị vật sống: giết bằng dầu khoáng, lidocain 2%, benzocaine…trước khi lấy
- Ống hút
- Đối với các dị vật nêm chặt vào ống tai, với điều kiện màng nhĩ không thủng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đẩy bằng nước. Dụng cụ: xy ranh và kim truyền TM đã được cắt ngắn, sử dụng nước ở nhiệt độ cơ thể. Đưa chính xác kim truyển dọc theo thành ống tai và vòng quanh dị vật, bơm nước để đẩy dị vật ra ngoài


Lưu ý trong dị vật tai:
- Không được chậm trễ trong việc lấy dị vật trong ống tai khi có nhiễm trùng rõ ràng hoặc dị vật là viên pin.
- Không tưới hoặc nhỏ chất lỏng vào ống tai, vì khi tiếp xúc với ẩm, pin kiềm có khả năng gây ra hoại tử lỏng các mô sâu trong vòng vài giờ.
- Cẩn thận để không làm nát pin. Sau khi lấy pin, rửa sạch ống tai để loại bỏ cặn kiềm.
- Bệnh nhân không hợp tác, cần an thần trước khi lấy. Gây mê nếu cần thiết
- Bệnh nhân không hợp tác, cần an thần trước khi lấy. Gây mê nếu cần thiết